Ngay từ khi còn rất nhỏ, James đã không chơi bất kỳ loại đồ chơi nào ngoài các mô hình máy bay. Khi lên 2 tuổi, cậu bé thường xuyên gặp ác mộng với chính những chiếc máy bay mà cậu yêu thích. Mẹ cậu bé kể "Khi ngủ, James thường ú ớ vật vã. Tôi gặng hỏi James mơ thấy gì thì câu trả lời luôn là - Máy bay bốc cháy rồi, con không thể thoát ra được".
Ký ức về những chuyến bay luôn ám ảnh cậu bé James. |
VDC dẫn nguồn ABC cho hay, lúc đầu cha mẹ James không cho rằng con trai mình nằm trong số những trường hợp vẫn được mọi người nói đến như một hiện tượng đầu thai sang kiếp khác. Từ khi được sinh ra, James chỉ được xem các băng hình dành cho trẻ em. Trong gia đình chưa một lần bàn đến các đề tài lịch sử quân đội hay xem các phim tư liệu về Chiến tranh thế giới thứ II.
Nhưng rồi dần dần cha mẹ James buộc phải tin vào giả định James đang nhớ lại cuộc sống trong quá khứ của cậu qua những điều được kiểm chứng sau đó. Một lần mẹ cậu mua một chiếc máy bay đồ chơi khác và chỉ cho cậu một bộ phận giống như quả bom ở dưới thân máy bay, cậu đã nói rằng đó chính là bình chứa nhiên liệu.
Những cơn ác mộng của James ngày càng trở lên thường xuyên hơn, buộc bố mẹ cậu phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn và trị liệu Carol Bowman - người tin rằng đôi khi người chết có thể đầu thai.
Bowman cho rằng ở độ tuổi của James, cuộc sống trước kia thường hay được hồi tưởng bởi đầu óc non nớt của trẻ chưa có nhiều trải nghiệm, những gì chúng biết chưa đủ để phủ lấp đi quá khứ trước kia và vì vậy ký ức thường dễ thâm nhập trí óc của chúng hơn.
Với sự hướng dẫn của Bowman, cha mẹ James khuyến khích cậu chia sẻ ký ức của mình với bố mẹ. Kỳ diệu thay, bằng cách đó những cơn ác mộng của James bắt đầu giảm dần, thậm chí James còn có thể nói rõ ràng cho bố mẹ nghe về cuộc sống trong quá khứ của cậu. Cha mẹ James đã khám phá ra được nhiều chi tiết kỳ lạ về cuộc sống trước kia vốn là của một phi công lái máy bay chiến đấu.
Phần lớn những chi tiết này được kể ra vào lúc James còn lơ mơ chưa ngủ sâu hẳn. Theo lời kể của James, chiếc máy bay của cậu bị một người Nhật bắn hạ và bốc cháy, đó là chiếc máy bay Corsair và đặc biệt là những chiếc máy bay chiến đấu của đội bay lúc nào cũng bị xẹp lốp.
Trên thực tế, theo các nhà sử học và các phi công, lốp máy bay phải chịu nhiều sức va đập khi hạ cánh và tiếp đất. Nhưng hiếm khi có thể tìm thấy những thông tin này trong sách báo hay trên phương tiện thông tin đại chúng. Vậy thì bằng cách nào mà một cậu bé 6 tuổi lại có thể biết được những chi tiết ít người biết đến như vậy?
James còn kể cho cha mẹ rằng tên chiến thuyền nơi cậu cất cánh là Natoma và tên người bay cùng với cậu là Jack Larson.
Sau một thời gian kiếm tìm, Bruce (cha cậu bé) vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra hai cái tên Natoma và Jack Larson đều có thật. Natoma là tên tàu sân bay tại Thái Bình Dương và Larson hiện đang sống tại Arkansas.
Trên các bức họa vẽ bằng sáp màu của mình, cậu bé thường ký với tên "James 2". Bị ám ảnh về câu chuyện của cậu con trai, Bruce liên tục tìm kiếm trên Internet các kho tư liệu của quân đội.
Theo chi tiết trong câu chuyện của con trai rằng máy bay của cậu bị bắn vào giữa động cơ tại Iwo Jima, Bruce đã tìm ra được viên phi công duy nhất của phi đội bay bị bắn hạ tại Iwo Jima là James M. Huston Jr. pháo thủ hộ vệ trên máy bay Hoa Kỳ cùng cất cánh từ Natoma Ralph Clarbour, cho biết máy bay của anh bay gần chiếc máy bay do James M. Huston Jr. điều khiển khi phi đội bay bị tấn công gần Iwo Jima vào ngày 3/3/1945.
Clarbour còn cho biết anh nhìn thấy máy bay của Huston bị súng phòng không bắn, "tôi chắc chắn rằng máy bay của anh ấy bị bắn ngay chính giữa động cơ".
Sau những thông tin đã được kiểm chứng, Bruice hoàn toàn tin chắc con trai mình đã từng có một cuộc sống trước kia với tên gọi James M. Huston Jr. Bố mẹ James quyết định viết thư cho chị gái của Huston là Anne Barron.
Anne cũng tin vào những gì được nghe bởi những chi tiết "nếu không phải là James Huston thì không ai trên thế giới này có thể biết được". Cho dù những hồi ức đầy sống động và bí ẩn của James phai nhạt dần khi cậu lớn lên nhưng có hai đồ vật hằn sâu trong ký ức khiến cậu nhận ra ngay khi Anne Barron gửi tới đó là bức tượng bán thân của Tổng thống George Washington và mô hình chiếc máy bay Corsair - là những kỷ vật của James Huston.