- Và ông muốn chạy trốn gã đàn ông trong mình?
- Chủ nghĩa siêu thực là một thế giới ảo trong cuộc sống con người. Mơ tưởng mới tạo sự cân bằng và giao thoa, lấp đầy con người. Nhưng lúc này tôi không quan tâm đến điều đó. Cuộc sống của tôi chỉ còn lại chừng đó ngày tháng nữa thôi, tại sao không sống cho mình?
- Vậy lý do nào sau đó ông quay về với tranh tả thực?
- Tôi rất thích vẽ phần hông của người phụ nữ.
- Vậy ông lý giải tranh của họa sĩ VN thường có cảm giác cái đẹp đó bị phô, bị thô tục hoá?
- Họ vẽ phụ nữ trần trụi, thô bạo là vì chính họ bị ức chế. Họ muốn bộc lộ cái dữ dội của người đàn ông mà quên đi cách nâng niu, thần thánh hoá người phụ nữ. Phần lớn vẽ phụ nữ rất dữ dội là nhằm đề cao chất đàn ông trong họ.
Một tác phẩm của Trịnh Cung.
- Xem tranh họ ông nghĩ gì?
- Họ muốn làm khác đi trong cách mô tả phụ nữ, tạo hình những phụ nữ tật nguyền, lạ lùng, vặn vẹo. Họ "cắt" thân thể phụ nữ ra làm nhiều mảng, nhằm đưa ra những cái nhìn về người phụ nữ khác với kẻ khác. Có khi là vì trong tình yêu, họ không thật. Chẳng qua là vì tham vọng sáng tạo mà họ muốn dựng ra một hình tượng người phụ nữ khác lạ nhằm thổi vào một triết lý, một quan điểm nghệ thuật.
- Vì sao ông không chế các món ăn theo gu truyền thống như nhiều người để bán tranh?
- Tôi không coi thường quá khứ, nhưng tôi phải sống cho ngày hôm nay và ngày mai với vô số điều thú vị.
- Là người đang có tranh bán chạy, ông có định tăng tốc kiếm tiền?
- Tôi vẽ rất chậm. 1 năm chỉ 10 bức. Còn có những người mỗi tháng 30 bức cơ mà.
- Trở thành giảng viên thỉnh giảng tại 2 trường đại học ở Mỹ (1997-2000), điều ông truyền đạt cho sinh viên nước họ là gì?
- Kỹ thuật mới trong tranh sơn dầu, sự khác nhau giữa hội hoạ Á Đông và phương Tây.
- Theo ông, sự khác biệt lớn nhất giữa hai nền hội hoạ này là gì?
- Sự khác biệt lớn nhất là vốn tự có. Những nhân vật AÁ Đông luôn mang đặc thù Á Đông. Điều này phụ thuộc vào người vẽ là ai. Kỹ thuật vẽ lụa của Nguyễn Phan Chánh hay vẽ dầu của Lê Phổ ai cũng sử dụng được, nhưng bản thân nhân vật trong tranh của hoạ sĩ đã tạo ra sự khác biệt.
- Theo ông thì vẻ đẹp của phụ nữ VN qua các thời kỳ và tranh của các họa sĩ nổi tiếng đã thay đổi thế nào?
- Vẻ đẹp của họ thì không thay đổi, nếu có thì chỉ một chút về mặt nhân chủng học. Nhưng khuynh hướng nghệ thuật thì thay đổi. Tranh phụ nữ cũng bị cắt, bị áp đặt theo phong cách của người vẽ, nên bị méo mó. Một số họa sĩ vẽ phụ nữ như con vật. Họ muốn nói lên cái nhìn về thời đại của họ, ngoài đời thì không có hình mẫu như thế.
- Còn ông?
- Tôi vẽ phụ nữ vì tôi không thể bẻ cong người phụ nữ, hay cắt cụt, vặn vẹo chân tay của họ vì không có tài đó. Cố gắng lột tả đam mê của mình trước vẻ đẹp của họ. Cái đẹp đó được xây trên một nền tảng rất lãng mạn.
- Ông tự miêu tả thế nào về bản thân?
- Một con cọp vất vả săn mồi trong đêm tối.