Vòng tròn nhỏ ngày xưa ấy, ngày nay có tên gọi là "nhẫn cưới", được coi như một dấu hiệu tinh tế lặp đi lặp lại khéo léo rằng: "Này chàng trai, cô gái ơi, chủ nhân của tôi đã có một người yêu thương kề cận rồi".
Chiếc nhẫn hình tròn, không điểm bắt đầu hay kết thúc giống như thời gian; nó quay trở lại chính mình giống như vòng tuần hoàn cuộc sống và hình dạng được tôn thờ như hình hài của Mặt trời và Mặt trăng kết hợp. Lỗ hổng giữa lòng nhẫn không đơn thuần là một khoảng không, mà được coi như một cửa ngõ, hé mở cho người ta nhiều điều.
Pharaoh của Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên sử dụng "vòng tròn" này như một biểu tượng của sự bất di bất dịch. Nhưng truyền thống đeo nhẫn như một vật làm tin, để công khai tôn vinh giao ước hôn nhân giữa một người đàn ông và một người phụ nữ thì chỉ nở rộ ở các triều đại La Mã. Và người ta cũng tin chính vòng tròn chứ không phải hình thù nào khác là biểu tượng cho một tình yêu bất diệt.
Những chiếc nhẫn đầu tiên được làm từ đồng thau hoặc sắt thuần tuý, và đến tận thế kỷ thứ 15, các loại đá quý mới bắt đầu được sử dụng để thiết kế nhẫn. Người ta coi ruby (hồng ngọc) với màu đỏ của trái tim là biểu trưng cho một tình yêu lớn lao, cao cả; ngọc lục bảo tượng trưng cho niềm hy vọng, sapphire phản chiếu màu xanh của bầu trời còn kim cương được biết đến như loại đá quý của sự bất tử, trường tồn với cấu trúc bền vững không thể phá huỷ.
![]() |
Ruby (hồng ngọc) với màu đỏ của trái tim là biểu trưng cho một tình yêu lớn lao, cao cả. Ảnh: Phương Phương. |
Từ "kim cương" bắt nguồn từ "adamas" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "vật không thể xâm chiếm". Giống như sự cứng cỏi, bền vững nhất của Mẹ Thiên nhiên, kim cương tượng trưng cho sức mạnh vô địch, hoàn toàn thích hợp cho những giao kèo hôn nhân. Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn tin kim cương là sự hợp thành các mảnh vụn của những ngôi sao rơi, sẽ mang đến sức mạnh và sự che chở tuyệt đối cho người đeo chúng.
Nhẫn kim cương xuất hiện chính thức trong lễ đính hôn từ thế kỷ 18 ở châu Âu. Nữ hoàng Charlotte, vợ của Hoàng đế Anh George Đệ Tam được xem là người đầu tiên chọn nhẫn kim cương làm nhẫn cưới. Tuỳ theo nền văn hoá mà người ta đeo nhẫn bên tay trái hoặc phải. Ban đầu, chỉ những người vợ đeo rồi dần dần, bước sang thế kỷ 20, nhẫn cưới trở thành vật bất ly thân của cả đàn ông lẫn phụ nữ sau khi kết hôn.
Những nhà chiêm tinh học cổ xưa cũng tin rằng kim cương giúp người ta thắt chặt tình yêu và xua đuổi những cơn ác mộng cùng bùa mê quyến rũ. Nó kết hợp mọi thứ từ sự ngây thơ tới sức mạnh của tính dục và khả năng sinh sôi cho đến năng lực bảo vệ, để rồi theo thời gian, kim cương trở thành món quà đính ước vĩnh cửu, bền chặt dành cho những cặp tình nhân.
![]() |
Những điều anh có thể hứa (thơ: Mark Twain, tạm dịch: PP) Anh không thể hứa với em về một cuộc sống chỉ toàn ánh nắng mặt trời |
![]() |
"Hãy yêu đi! Đó là tất cả. Những gì còn lại đều không đáng kể" - Winston Churchil. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
"Tôi sẵn sàng đổi hết tài năng và tác phẩm của tôi để được cái thú êm đềm biết rằng ở một nơi nào đó có một người đàn bà lo âu vì tôi về trễ bữa ăn" - Ivan Turgenev. |
![]() |
![]() |
![]() |
Xem thêm thông tin về các cặp nhẫn
Phương Phương
Concept: Dalton
Stylist: Thành Cas, Link Pink
Photo: Phương Phương
Trang sức: DOJI