Hàng ngày, ông Cao Văn Tuế vẫn mang dao, kéo, tông đơ của mình ra hiệu cắt tóc 'Tô Xuân' do ông đặt tên để cắt tóc. |
Người phó cạo được mệnh danh 'đệ nhất phó cạo thâm niên Hà Thành' hành nghề cạnh cổng đình làng An Thọ, Thụy Khê, Tây Hồ, đây vốn là nơi khai báo tạm trú, tạm vắng của phường Bưởi, Tây Hồ. |
Ông Cao Văn tuế, hành nghề cắt tóc khi mới 15 tuổi, nhà nghèo ông phải rời quê Phú Thị, Gia Lâm, lang bạt khắp ba sáu phố phường của đất Tràng An sinh nhai bằng nghề cắt tóc dạo. |
Năm nay 80 tuổi, ông Tuế vẫn cặm cụi làm việc. Hiệu cắt tóc 'Tô Xuân' của ông luôn nhiều khách lui tới. Ông tâm sự: " Được cắt tóc đối với tôi là một niềm vui, niềm tự hào". |
Dù 'tai lãng, mắt mờ' nhưng những đường kéo ông đi vẫn còn rất chuẩn. |
Ông lau chùi cẩn thận kéo, tông đơ, lược... những đồ vật đã gắn bó với ông hàng chục năm nay. |
Ông khoe: 'Châm ngôn, ngụ ngôn của tôi từng lên báo nước ngoài nhiều rồi, báo Le courrier còn viết bài về tôi đấy'. |
Thời gian rãnh rỗi, ông lại ngồi viết sách, ngụ ngôn, châm ngôn, đến nay ông viết được gần 4.000 câu châm ngôn, thậm chí, nhiều câu của ông hay đến độ có người khi sưu tầm để đăng lại trên báo, sách, lịch, đã nhầm là của... Khổng Tử, Kinh Thánh, chẳng hạn như câu: “Chê người mà được thưởng là gặp Thánh/Khen người mà bị phạt là gặp Thần”. |
Ông vui vẻ và nhiệt tình kể về cuộc đời của ông. |
Biển hiệu 'Tô Xuân' do ông đặt tên. Ông lý giải, cắt tóc làm trẻ con người, cũng là tô đẹp cho tuổi thanh xuân... |
Lời bạt trong cuốn sách viết về 'lưỡng quốc công thần' Nguyễn Sơn, do ông viết. Câu đối này của Văn Tuế đã được gia đình con gái Tướng Nguyễn Sơn trân trọng mời ông đến đọc trước mộ ở Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) và treo trên bàn thờ Tướng Nguyễn Sơn. |
Ông còn là người làm tổ trưởng tổ dân phố số 29, phường Bưởi, quận Tây Hồ lâu nhất, với 46 năm liên tục, một kỷ lục hiếm có. |
Lê Hiếu