Giải mã tâm lý của đám đông

"Tâm lý học đám đông" - cuốn sách của nhà tâm lý và xã hội học người Pháp Gustave Le Bon (1841-1931) đưa ra nhiều lý thuyết và khái niệm quan trọng vẫn còn giá trị đến nay.

Để chuẩn bị cho 30 triệu thanh niên Việt nền tảng tri thức đúng đắn và toàn diện, tạo nên sức mạnh tri thức, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, thể chất để khởi chí - lập thân - khởi nghiệp giúp quốc gia giàu mạnh và trường tồn, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại, xây dựng "Tủ sách nền tảng đổi đời" và "Hành trình từ trái tim".

Sự hùng mạnh của một quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, dân số ít nhiều, tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít... mà phụ thuộc vào ba thành tố căn bản: độ lớn của khát vọng - chí hướng quốc gia, trí huệ - sự minh triết của quốc gia, sự đoàn kết toàn diện của quốc gia.

"Hành trình từ trái tim - Hành trình lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng hơn 10 năm qua đã nhận được sự đồng hành của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan, đơn vị truyền thông.

Thông qua hành trình, hàng chục triệu cuốn sách quý thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa nhân loại của "Tủ sách nền tảng đổi đời" đã đến với các thế hệ thanh niên Việt Nam. Để từ đó, những thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập, luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mạnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một dân tộc vĩ đại và trường tồn.

Vậy nên, chúng ta cần tình yêu thương của nhau, động viên nhau, là chỗ dựa đáng tin cậy của nhau, cùng vượt qua mọi sự khác biệt, bất đồng, hận thù trong quá khứ (nếu có); vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi xung đột, mọi nguy cơ và thảm họa (dù thiên tai hay nhân tạo) để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.

Quy luật đồng nhất tâm hồn của đám đông

Gustave Le Bon (1841-1931) nổi tiếng với những công trình như Những quy luật tâm lí về sự tiến hoá của các dân tộc, Tâm lý học đám đông, Cách mạng Pháp và tâm lí học của các cuộc cách mạng. Ông được biết đến nhiều nhất với những nghiên cứu tiên phong về tâm lý đám đông, được trình bày trong tác phẩm Tâm lý học đám đông xuất bản năm 1895. Cuốn sách được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của thế giới, vẫn luôn được quan tâm và nghiên cứu trong thời đại hiện nay.

Tâm lý học đám đông phân tích tâm lý và hành vi của con người khi họ trở thành một phần của đám đông, cách họ tin, đưa ra những quan điểm và cách mà họ bị thuyết phục. Cuốn sách gồm 3 phần chính: Tâm hồn đám đông, Quan điểm và niềm tin của đám đông, Phân loại đám đông. Mỗi phần tác giả sẽ vừa dẫn dắt lí thuyết, vừa nêu những ví dụ cụ thể và sinh động.

Từ quan điểm tâm lý học, Le Bon định nghĩa về đám đông là: trong những hoàn cảnh nhất định, và chỉ trong những hoàn cảnh đó, một nhóm người sẽ có những đặc tính mới rất khác so với đặc tính của từng cá nhân cấu thành nhóm đó. Nhân cách có ý thức biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn tập thể được hình thành, dù chỉ là tạm thời, nhưng thể hiện những đặc tính rất rõ ràng.

Chúng ta sẽ thấy được yếu tố vô thức thể hiện sự thống trị thông qua việc điều khiển suy nghĩ và hành vi của mỗi người khi họ ở trong một đám đông. Vị thế trong đám đông khiến họ suy nghĩ hoàn toàn khác đi so với lúc là một cá nhân riêng lẻ. Người ta có thể trở nên đạo đức hơn, bao dung hơn, anh hùng hơn bao giờ hết, nhưng cũng có thể trở thành người bốc đồng, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, độc đoán và bảo thủ... Tất cả những loại tình cảm xuất hiện trong tâm lý đám đông đều bị điều khiển và khống chế bằng cơ chế của sự ám thị, lây nhiễm và lặp đi lặp lại.

Tâm lý của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến tâm lý của đám đông và ngược lại, hành vi của một cá nhân lại có tác động đến đám đông. (Tâm lý học đám đông)

Cách những nhà lãnh đạo nổi tiếng tạo ảnh hưởng nhờ đám đông

Trong cuốn sách, Le Bon cũng chỉ ra những nhân tố tác động đến các quan điểm và niềm tin của đám đông, bao gồm nhân tố gián tiếp và trực tiếp. Chủng tộc, truyền thống, thời gian, các thể chế và nền giáo dục được coi là những nhân tố gián tiếp làm nền tảng cho mọi niềm tin và quan điểm của đám đông. Trong khi đó, những nhân tố trực tiếp tác động đến quan điểm của đám đông bao gồm: hình ảnh, ngôn từ và công thức; các ảo tưởng; kinh nghiệm; tình cảm vô thức của đám đông.

Lý trí không ảnh hưởng lên đám đông. Đám đông được coi là không có khả năng suy luận, phê bình, được dẫn dắt vô thức nên ảnh hưởng đến đám đông chính là hình ảnh và ngôn ngữ. Việc khéo léo kết hợp hình ảnh và ngôn ngữ sẽ tạo ra sức ảnh hưởng trực tiếp lên đám đông. Ngôn ngữ đơn giản, không cần phải là những lý luận dài dòng, khó hiểu cùng mẹo hình ảnh có thể gây xúc động mạnh mẽ cho đám đông, phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh đám đông.

Người nào nắm được cách kích thích trí tưởng tượng của đám đông cũng sẽ biết cách thống trị họ. (Tâm lý học đám đông)

Từ việc hiểu rõ cấu tạo tinh thần của đám đông và những động lực có thể tác động vào tâm hồn của đám đông, Le Bon nhận thấy rằng trong đám đông, lãnh đạo giữ một vai trò nổi bật. Đám đông sẵn sàng nghe theo những ai dẫn dắt họ bằng những ý tưởng đã chiếm được tình cảm của họ trước đó. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể tận dụng tâm lý của đám đông và sử dụng các phương thức như sự khẳng định, ám thị, sự lặp đi lặp lại và sự lây nhiễm để thúc đẩy hành động của nhóm theo hướng mà người lãnh đạo mong muốn.

Cùng với đó, một yếu tố góp phần mang đến sức mạnh rất lớn cho các tư tưởng được truyền bá chính là uy tín. Luôn có nhiều nhân tố góp phần vào sự hình thành uy tín, trong đó thành công luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Khi một người thành công, tư tưởng của họ sẽ thắng thế, nhưng khi thất bại, tư tưởng đó sẽ bị tranh cãi.

Kiến thức về ngành khoa học tâm lý học đám đông soi rọi rất nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà nếu thiếu thì những hiện tượng đó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được. (Tâm lý học đám đông)

Tâm lý học đám đông ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành tâm lý học xã hội. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm tâm lý của đám đông, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực của đám đông. Đây là tác phẩm gối đầu giường không chỉ cho các sinh viên ngành lịch sử, tâm lý học, xã hội học, luật pháp mà còn cho những chính khách, những nhà đầu tư, những nhà quản lý và nghiên cứu thị trường...

Cuốn sách Tâm lý học đám đông được tuyển chọn vào "Tủ sách nền tảng đổi đời" của Trung Nguyên Legend.

Tác phẩm được Le Bon viết cách đây hơn 100 năm, bởi vậy độc giả sẽ cảm thấy khó khăn để hiểu một số ví dụ hay dẫn chứng mà tác giả đưa ra. Tuy nhiên, các quan điểm của Le Bon vẫn được coi là cơ sở cho các nhà nghiên cứu hiện đại sử dụng và thảo luận về tâm lý đám đông, để giải thích các hiện tượng trong xã hội hiện đại. Cuốn sách thuộc lĩnh vực tâm lý học trong "Tủ sách Nền tảng đổi đời" do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ kỹ lưỡng tuyển chọn. Độc giả có thể tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café.

Video giới thiệu cuốn sách Tâm lý học đám đông

Giới thiệu sách Tâm lý học đám đông
 
 

Tủ sách Nền tảng đổi đời tập hợp tinh hoa tri thức toàn nhân loại, gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách và hàng nghìn tấm gương vĩ nhân thành công nhất của nhân loại.

Tủ sách cung cấp kiến thức kiến thức về 12 lĩnh vực căn cốt nhất của đời sống bao gồm huyền học, triết học, khoa học, chính trị, kinh tài, tâm lý, xã hội học, đạo đức, nghệ thuật - mỹ học, âm thanh - ngôn ngữ học, y học và võ học nhằm khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức nhân loại.

Từ đó, sức mạnh tri thức có thể chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần, giúp mỗi cá nhân và cả quốc gia rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.

Một dân tộc vĩ đại là dân tộc biết thượng tôn tri thức, khát khao truy cầu và chia sẻ chân lý.

Tri thức là ánh sáng, là sức mạnh của dân tộc.

(Nguồn: Trung Nguyên Legend)