Các con số thống kê trên củng cố ý kiến cho rằng đàn ông Italy quá lệ thuộc vào mẹ ruột đến nỗi họ không có “dũng khí” rời khỏi tổ ấm này, và những người đàn ông Italy rơi vào trường hợp này được người dân địa phương gọi là “mammoni”.
Theo báo cáo của Eurispes, từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ lệ những người tuổi từ 30 đến 34 vẫn ở chung nhà với cha mẹ tăng từ 14% lên 27%. “Đó là một xu hướng và không nghi ngờ rằng nó sẽ được duy trì trong những năm sắp tới”, Adele Menniti, đại diện của Eurispes, phát biểu.
Theo Người Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp cao ở các sinh viên tốt nghiệp và chi phí sinh hoạt không ngừng gia tăng kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng là những yếu tố góp phần hình thành xu hướng này. “Ở Italy, chỉ khi lập gia đình người ta mới rời khỏi nhà cha mẹ họ”, Menniti nói thêm. Tuy nhiên, số lượng các cuộc kết hôn ở Italy đã giảm gần phân nửa so với năm 1971, với số cặp tình nhân quyết định sống đời với nhau chỉ đạt 257.880 trong năm 2003.
Những người nhỏ tuổi hơn cũng không thích tự lập, với 90% người trong độ tuổi từ 20 đến 24 sống tại nhà cha mẹ ruột vào năm 2000, tăng 10% so với năm 1990.