Phóng viên kiêm nhiếp ảnh gia Pháp Eric Lafforgue hiện bị cấm cửa vì đã hé lộ hàng trăm bức ảnh về đời sống thực của đất nước bí ẩn Triều Tiên.

Quang cảnh ở sân bay Bình Nhưỡng. Mọi du khách đến Triều Tiên đều phải thông qua tour có người dẫn đoàn. Theo Lafforgue, nói mình là khách du lịch thay vì nhà báo sẽ được hướng dẫn viên chia sẻ nhiều điều hơn.

Mỗi lần ghé, Lafforgue luôn bị dẫn đi những điểm tham quan "kinh điển" và đã biết trước. Để tìm nét tươi mới, anh dần dần tìm được cách đi đúng dịp Lễ hội Arirang thường niên. Arirang Mass Games 2011 (trong ảnh) là lễ đồng diễn lớn nhất thế giới với 100.000 người tham gia các tiết mục.

Lần đầu Lafforgue đến Triều Tiên năm 2008, anh không thấy du khách nước ngoài nào. 10 năm sau, đất nước này đã quen thuộc hơn nhiều với người lạ từ khắp thế giới. Những cô gái Triều trong hình lớn lên và sinh sống ở Nhật Bản, họ đi tour quê hương cùng thời điểm với Lafforgue và đồng ý cho anh chụp lưu niệm.

Hàng hóa Trung Quốc như máy tính, đầu DVD, quần áo... hiện có trong tay nhiều người Triều Tiên. Dù đeo balo hoạt hình, những cậu bé như trong ảnh được Lafforgue hỏi chuyện không biết chuột Mickey là gì.

Lafforgue cho biết có thể trò chuyện cởi mở với người Triều chừng nào tránh đề tài chính trị. Họ đặc biệt thích nói chuyện về thể thao.

Cảnh trai gái lãng mạn ngoài đường thế này hiếm gặp ở Triều Tiên. Phụ nữ và đàn ông nước này ít khi đi chung nơi công cộng. Nam giới ở trong quân ngũ tối thiểu 6 năm và thời gian đó, hạn chế liên lạc với gia đình.

Người Triều cầm hoa giả có tên "kimjonglia" để vẫy chào mừng mỗi khi có sự kiện đặc biệt.

Ba bé gái sinh ba tập hát trong trại mồ côi.

Rất nhiều người Triều giờ đã có điện thoại di động. Orascom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Ai Cập, cho biết họ phủ sóng 75% dân số Triều Tiên. Nhưng di động chỉ gọi trong nước, không gọi được ngoài nước.

Triều Tiên cũng có bờ biển thanh bình và nhà dân đón du khách lưu trú.
Ảnh: Eric Lafforgue/NK News