Chị Ái Ngân, chủ tiệm bánh bông lan ở TP HCM là một trong những tiểu thương sớm nhận ra thói quen mua sắm của người Việt đã thay đổi nhiều trong năm vừa qua. Trong thời gian cả nước giãn cách xã hội do Covid-19, chị chủ yếu bán hàng trên ứng dụng, giao hàng tận nơi và nhận thanh toán trực tuyến để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Ban đầu, để nhiều người biết đến tiệm mình, chị hợp tác nhà cung cấp dịch vụ chiết khấu cho mỗi đơn đặt hàng online. Nhưng khi số lượng đơn hàng tăng lên, họ tăng giá chiết khấu khiến lượng hàng bán ra nhiều hơn nhưng tiền lời ít. Nếu ngưng hợp tác, chị mất nguồn khách từ ứng dụng. Nhưng nếu tiếp tục liên kết, chị Ngân phải chấp nhận mức chiết khấu cao do nhà cung cấp đưa ra.
Vấn đề của chị Ngân cũng là nỗi niềm chung của nhiều tiểu thương bán hàng online và các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trực tuyến. Để có doanh thu ngay, một số đơn vị chọn hợp tác với các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng giao hàng...

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc VCCorp kiêm Giám đốc đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số BizFly. Ảnh: Bizfly.
Ông Tuấn Nguyễn, Phó tổng giám đốc VCCorp kiêm Giám đốc đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số BizFly, nói rằng ông biết nhiều doanh nghiệp, cửa hàng thời gian qua kết hợp hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang môi trường kinh doanh trực tuyến. Định nghĩa "trực tuyến" của họ là buôn bán trên nề tảng online như Facebook, Instagram, Grabfood... hay các sàn thương mại điện tử.
Theo ông Tuấn, khách hàng đến từ các nền tảng trên thường là "khách gián tiếp" chứ không phải người mua thật sự của các doanh nghiệp và tiểu thương. "Giống như chúng ta bán hàng cho các lái buôn, sau đó họ mang đi phân phối lại cho khách hàng cuối. Khi lái buôn ép giá hay không mua hàng nữa, ta sẽ rơi vào thế bị động, không còn người mua", ông nói.
Từ vấn đề trên, ông Tuấn chỉ ra rằng để đảm bảo công cuộc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp và tiểu thương cần bắt đầu ngay để phát triển lâu dài, nắm thế chủ động kinh doanh.
Để làm được điều đó, ông Tuấn đưa ra ba lưu ý chính: xây dựng kênh bán hàng riêng, không phụ thuộc vào những nền tảng nguyên thủy như mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử; sử dụng các kênh đó để quảng bá thương hiệu, lưu trữ dữ liệu và khai thác từ nguồn đã ghi nhận; cuối cùng là chuyển đổi khách từ những kênh nguyên thủy sang kênh riêng cá nhân để tăng tính chủ động.
Hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tiểu thương nhanh chóng và dễ dàng hơn, cần bốn công cụ chính:
Xây dựng thương hiệu riêng
Thiết kế website giúp tạo kênh thông tin chính thống để khách hàng truy cập mua sản phẩm và cập nhật các thông tin chính thức. Trong khi landing page lại hoạt động như một gian hàng ảo, đáp ứng tiêu chí thiết kế nhanh, giá chỉ khoảng 1-5 triệu đồng, linh động, dễ tối ưu, giảm chi phí quảng cáo mà vẫn khẳng định uy tín thương hiệu.
Landing page nên tích hợp đồng bộ các cổng giao tiếp với khách hàng như chatbot tư vấn, email gửi tự động, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng... Đây là nơi các doanh nghiệp, chủ cửa hàng trực tiếp trò chuyện, khai thác thông tin, lôi kéo người dùng và biến họ thành khách quen.
Chăm sóc khách hàng
Chatbot đóng vai trò một nhân viên tiếp khách mỗi khi có người ghé thăm cửa hàng online trên chính fanpage hoặc website. Sử dụng và tích hợp chatbot khá đơn giản, chi phí rơi vào khoảng 200.000-300.000 đồng một tháng. Ngoài ra còn có nhiều phiên bản đơn giản miễn phí mà bạn có thể tìm hiểu và cài đặt.
Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả, doanh nghiệp nên chọn chatbot có khả năng trả lời tự động bình luận, tin nhắn của người mua, đồng thời tích hợp cả khả năng marketing, phát động minigame, chiến dịch lan tỏa cộng đồng, hay thậm chí là biết "khoe" sản phẩm và tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, để bảo mật thông tin khách hàng, các doanh nghiệp chỉ nên chọn các thương hiệu chatbot uy tín.

Trong ảnh là giao diện mô phỏng của một chatbot chào đón khách hàng trên website, fanpage hoặc landing page. Ảnh: Bizfly.
Email tự động
Email marketing cũng là một cách "nuôi dưỡng" khách hàng hiệu quả. Khi doanh nghiệp nắm giữ dữ liệu khách hàng, họ có thể gửi tài liệu, chương trình ưu đãi cho từng nhóm khách; đồng thời hạn chế, không gửi quá nhiều dẫn đến tình trạng spam. Hình thức này chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp chuẩn hoá dữ liệu khách hàng dưới sự hỗ trợ của công cụ CRM (công cụ quản lý quan hệ khách hàng) và tính năng gửi email hàng loạt theo kịch bản dựng sẵn.
CRM - lưu trữ, phân loại, khai thác data
Dữ liệu khách hàng không chỉ gồm thông tin liên lạc như email, số điện thoại, địa chỉ mà còn bao hàm hành vi, sở thích, thói quen mua sắm... Thông tin nên được thu thập trong thời gian dài thông qua chuỗi hoạt động của doanh nghiệp như tiếp cận (marketing), tìm hiểu nhu cầu (telesale), hỗ trợ (chăm sóc khách hàng), chốt đơn (sale), hậu mãi (sau bán hàng)...
Nếu chỉ bán trên các gian hàng bên thứ ba, doanh nghiệp khó có đủ các thông tin trên để hình thành hệ thống dữ liệu. Với bốn công cụ trên, doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi số chủ động, xây dựng dữ liệu khách hàng.
Tham khảo trọn bộ công cụ giúp chuyển đổi số nhanh, bài bản, đi kèm các giải pháp và chương trình ưu đãi của Bizfly để chuyển đổi online tại đây.
Thy An