![]() |
Ning Baizura và đĩa VCD của cô |
Đề nghị này lập tức bị người lãnh đạo Hồi giáo ở bang Perak Harussani Zakaria phản đối dữ dội vì cho rằng luật "chống cưỡng bức vợ" đi ngược lại những tôn chỉ của Hồi giáo.
Theo ông này, phụ nữ từ chối người phối ngẫu phải bị gọi là "không vâng lời" và, nếu việc này xảy ra, người chồng phải có toàn quyền ngưng chu cấp tài chính cho vợ. Sự "cứng đầu cứng cổ" này của các bà vợ chỉ được du di khi các ông chồng có bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Theo Tuổi Trẻ, phát biểu của ông này đã khiến các nhóm quyền phụ nữ ở Malaysia nổi giận. Vài nhóm đã liên kết công khai ủng hộ Ủy ban Nhân quyền. Nhưng một số nhóm phụ nữ Hồi giáo mềm dẻo hơn lại cho rằng trước mắt nên tiến hành một chiến dịch vận động thay đổi cách ứng xử, chứ chưa thể thông qua ngay điều luật gây sốc như luật "chống cưỡng bức vợ"...
![]() |
Marina Mahathir phát biểu tạI Hội nghị quốc tế AIDS châu Á - Thái Bình Dương tại Bangkok. |
Trong những năm gần đây, ở Malaysia đã xuất hiện nhiều sự kiện cho thấy đất nước này đang nỗ lực cổ súy khuynh hướng giải phóng phụ nữ. Việc con gái của cựu thủ tướng Mahathir là cô Marina Mahathir đứng ra thành lập Quỹ AIDS để bảo vệ những người nhiễm HIV/AIDS đã là một niềm tự hào thầm kín của phụ nữ nước này.
Báo chí Malaysia cũng xôn xao về việc một ngôi sao nhạc pop đồng thời là võ sĩ judo, cô Ning Baizura, cho ra mắt đĩa VCD hướng dẫn một số đòn thế tự vệ cho phụ nữ.
Tương tự, việc cô Abdul Kadir tự giam mình vào phòng tuyết của khu giải trí ở cao nguyên Genting để chuẩn bị trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên một mình băng qua Nam cực đã được dư luận báo chí cực kỳ tán thưởng (theo dự kiến, khi trở về từ Nam cực vào tháng 11 năm nay, cô sẽ vinh dự được Thủ tướng Abdullah Badawi chào đón).
Thế nhưng, bên cạnh những tấm gương phụ nữ điển hình, sự bất bình đẳng giới tính vẫn ngấm ngầm tồn tại theo những truyền thống đã lạc hậu trong các gia đình Malaysia.