Đến tháng 8/2005, Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước lại một lần nữa lên tiếng đề nghị các tỉnh thành tránh tiếp xúc với đối tượng này. Tuy nhiên, gần đây tiếp tục xuất hiện đối tượng lừa đảo mới.
Mới đây, một người tự xưng là đại diện công ty Palro Inc (Mỹ) đã đến “chào hàng”, đề nghị tài trợ hàng chục triệu đôla Mỹ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục... của tỉnh Bắc Ninh.
Đại diện UBND tỉnh Bắc Ninh đã phải tiếp người tự xưng là đại diện công ty Palro Inc (Mỹ). Người này đã đến “chào hàng”, đề nghị địa phương chuẩn bị một số dự án trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục, đường giao thông và hệ thống thủy lợi, với cam kết tài trợ của Tập đoàn Palro có giá trị hàng chục triệu đôla Mỹ.
Qua lời tự giới thiệu, Palro Inc là công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm có trụ sở tại Mỹ.
Thường thì các đối tượng đưa ra điều kiện vay rất thoáng như: Chỉ cần DA vay được Chính phủ xem xét duyệt tiền khả thi, thời gian hoàn vốn 5-20 năm.
Địa phương không được tự ý vay vốn ODA Theo Nghị định 134/2005/NĐ-CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành ngày 1/11/2005 thì các địa phương không được tự ý đi vay nợ nước ngoài. Chỉ Chính phủ mới có thể vay được ODA và cho các địa phương vay lại. Khác với trước đây, các dự án cho vay chỉ ưu ái dành cho DNNN, đến giờ cả DN tư nhân cũng có quyền đề nghị UBND tỉnh xem xét bảo lãnh khi thực hiện vay vốn Chính phủ. Quy chế mới cũng quy định Bộ tài chính là cơ quan duy nhất có quyền thẩm định và chịu trách nhiệm về tính khả thi của dự án cho các địa phương, doanh nghiệp vay... |
Giá trị vốn vay từ 10 triệu USD trở lên với mức lãi suất cực kỳ ưu đãi 1,25% phí cho tập đoàn tài chính môi giới sẽ là 2,5% số tiền vay và được tính 1 lần duy nhất trong đợt chuyển tiền đầu tiên....
Nhờ cảnh giác, Bắc Ninh đã không mắc phải “chiêu lừa”. Trong lá thư gửi Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Bùi Vĩnh Kiên viết: “Sau khi có tin từ Bộ tài chính, tỉnh đã yêu cầu các đơn vị trên địa bàn cảnh giác với lời chào hàng tương tự và đã khéo từ chối lời đề nghị hợp tác, dù Bắc Ninh đang rất cần vốn”.
Cùng đó, ông Kiên cho hay: “Tôi được biết một số tỉnh cũng đang có động thái tiếp xúc và làm việc với tập đoàn này như Nam Định, Hà Tây”.
Tương tự, mới đây tại Thái Nguyên, khi một công tyTNHH được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho một dự án, ngay lập tức đã có người tự xưng là đại diện một tập đoàn tài chính nước ngoài “mò” lên ngỏ ý cho vay ưu đãi 10 triệu USD chỉ cần DN tạm ứng một khoản phí nhỏ trước đó.
Ông Phan Văn Hiển, Vụ phó Vụ Tài chính đối ngoại nhận định: “Những đối tượng này nắm được “thóp” của các địa phương nghèo đều đang rất khát vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng".
Mặc dù Bộ Tài chính đã gửi công văn đi các nơi nói rõ: Những khoản vay tiền nhiều, thời gian dài, lãi suất thấp là phi thực tế nhưng có thể do quá thiếu vốn nên nhiều DN và địa phương vẫn mắc lừa.
Ông Hiển cho xem những “con dấu củ khoai” và những lời đề trên các văn bản nghe rất ngô nghê như: “Gửi bộ ngân khố Việt Nam”. Làm thế nào để các địa phương nhận ra bộ mặt thật của những kẻ lừa đảo này?
Ông Hiển nhấn mạnh: “Cách kiểm tra năng lực tốt nhất là kiểm tra báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây. Và phải lưu ý các đặc điểm, ví dụ: công ty của Mỹ thì báo cáo tài chính bắt đầu từ 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau. Còn công ty của Nhật thì từ 1/4 đến 31/3 năm sau”.
(Theo Tiền Phong)