Bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi trước khi đi đến chấm dứt một cuộc tình.
Câu 1: Vừa có một thay đổi lớn trong cuộc đời mình?
Chuyển chỗ ở, thay đổi công việc, ốm nặng, bất cứ một yếu tố nào trong số này cũng có thể gây ra rắc rối trong mối quan hệ. Nếu bạn bị trầm cảm vì một điều đó, có thể là vấn đề công việc hoặc gia đình, thì bạn sẽ dễ dàng có suy nghĩ rằng sự mệt mỏi đó bao gồm cả chuyện tình yêu của bạn. Từ đó, bạn cho rằng nếu bạn kết thúc mối quan hệ giữa hai người sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Trên thực tế, bạn cần đối mặt với vấn đề thay vì đổ lỗi cho người yêu mình.
Câu 2: Tỷ lệ hạnh phúc của mình là bao nhiêu?
Theo lý thuyết, hạnh phúc bên người yêu 24/7 là một khái niệm tuyệt vời. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ khó có thể đạt được đến mức độ như vậy. Rất nhiều người cho rằng họ phải được vui vẻ với người yêu 100% nhưng chỉ có sự may mắn mới thế. Một tỷ lệ chấp nhận được 80%. Hãy tự hỏi: "Mình có hạnh phúc và hài lòng với người yêu 80% thời gian hoặc hơn không?". Nếu câu trả lời là có, như vậy là hai người đang có một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu câu trả lời là không, có lẽ bạn nên suy xét việc chia tay.
Câu 3: Anh ấy/cô ấy có ngược đãi mình không?
Các hành vi ngược đãi thể hiện dưới rất nhiều dạng. Sự ngược đãi về thân thể như anh ấy/cô ấy đánh đập, tát xô đẩy bạn một cách thô bạo. Sự ngược đãi bằng lời như làm bạn mất mặt với những ngôn từ thô lỗ và lăng mạ.
Một dạng ngược đãi khó xác định nhất là ngược đãi về tâm lý. Dạng ngược đãi này liên quan đến việc kiểm soát hành động của bạn một cách thái quá, hăm dọa bằng thư từ hoặc hàng loạt lần ghen tuông quá đáng. Nếu người yêu của bạn "dính" đến một trong những dạng ngược đãi này, bạn không cần phải cân nhắc gì thêm nữa mà nên nói lời chia tay càng nhanh càng tốt.
Câu 4: Mình từng nói sự thất vọng với người yêu chưa?
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng người yêu là người dành cho mình, anh ấy/cô ấy sẽ có thể hiểu được nhu cầu của bạn bằng trực giác mà không cần bạn phải nói. Nhưng thực tế là rất ít người chúng ta có khả năng ngoại cảm. Chính vì thế sự giao tiếp là rất cần thiết trong bất cứ mối quanhệ nào. Do đó, trước khi nói lời chia tay, hãy chắc rằng bạn đã trao đổi những nghi ngờ hoặc lo ngại của mình với người yêu để họ có cơ hội giải thích cho bạn hiểu.
Câu 5: Mình có sẵn sàng cố gắng không?
Ngoài những phàn nàn hoặc chán nản, có một yếu tố có thể phá hủy mối quan hệ của hai người. Đó là mong muốn cố gắng cải thiện tình trạng. Nếu bạn và người yêu không cùng thực hiện thì có nghĩa là rất ít cơ hội cho tương lai cả hai. Ngược lại, nếu cả hai cùng bàn bạc và cố gắng cải thiện quan hệ và thực hiện những thay đổi cần thiết thì chẳng có lý do gì để bạn nói lời chia tay cả.
(Theo Thế Giới Tiêu Dùng)