Cheapflights (Anh) thực hiện khảo sát với 1.073 người lớn, thì 70% hành khách muốn duy trì kết nối để tránh buồn tẻ, để liên lạc với gia đình và bạn bè, hay để hoàn thành công việc. Vì thế, ngày càng nhiều các hãng hàng không quan tâm đến việc cung cấp wifi trên máy bay. Hãng hàng không Aer Lingus của Ireland, Vueling Airlines của Tây Ban Nha và Norwegian Air Shuttle là các hãng đi đầu trong dịch vụ này tại châu Âu. Tại châu Á, China Air, China Eastern, Philippines Airlines và Nok Air của Thái Lan đều bắt đầu có dịch vụ wifi trên máy bay. Tại Trung Đông, Turkish Airlines đang đi đầu trong xu hướng này trong khi Jet Blue Airways đang tiên phong cho khu vực châu Mỹ. Trước đó, có một số hãng hàng không lớn cũng đã cung cấp dịch vụ này, nhưng chi phí khá cao.
Các hãng hàng không hiện sử dụng hai hệ thống để cung cấp truy cập wifi trên các chuyến bay đó là kết nối vệ tinh cho các chuyến bay trên biển, và hệ thống đất đối không có tốc độ truy cập nhanh hơn. Tốc độ đường truyền trên các chuyến bay chủ yếu là 1-3Mbps, khá ổn đối với việc truy cập web hay kiểm tra email, nhưng không thể xem phim hay các chương trình truyền hình. Hiện tốc độ trung bình của internet tại nhà ở Anh là khoảng 23 Mbps/giây. Để đáp ứng nhu cầu này, một số hãng hàng không đã giới thiệu hệ thống streaming miễn phí sử dụng công nghệ on-board (trên máy bay), trong đó có hãng Virgin America.
Giá truy cập internet trên một số hãng hàng không:
Aer Lingus: 9,95 USD/giờ hay 18,95 USD. Hạng thương gia được miễn phí.
American Airlines: 16 USD/ngày và 49,95 USD tháng đối với các chuyến bay nội địa, 12 USD/hai tiếng, 17 USD/4 tiếng hay 19 USD/chuyến bay đối với các chuyến bay quốc tế.
Delta Air Lines: 19,95 USD/tiếng cho máy tính xách tay hay máy tính bảng, 39,95 USD/chuyến tính cho một máy tính xách tay hay máy tính bảng, 14,95 USD/tiếng áp dụng với điện thoại, 29,95 USD/ chuyến cho điện thoại.
Fly Emirates: 10 MB dữ liệu miễn phí, thêm 500 MB phải trả 1 USD trên máy bay Airbus A380.
Finnair: 5,50 USD/tiếng hoặc 16,50 USD/chuyến bay trên máy bay Airbus A350 (miễn phí đối với hạng thương gia).
JetBlue: Miễn phí dịch vụ cơ bản, dịch vụ có chất lượng cao hơn có giá 9 USD/tiếng.
Norwegian Air Shuttle: Miễn phí trên các chuyến bay trong khu vực châu Âu và từ Mỹ đến Caribbe (không cung cấp dịch vụ trên các chuyến bay qua Đại Tây Dương).
Qatar Airways: Miễn phí trong 15 phút đầu, sau đó phải trả 5 USD)/tiếng 10 USD/3 tiếng. Trên các chuyến bay dài hơn, hành khách có thể truy cập wifi trong suốt thời gian bay với khoản phí cố định là 20 USD.
Southwest Airlines: 8 USD/ngày
United Airlines: 3,99 USD đến 15,99 USD/chuyến bay nội địa, tùy thuộc vào chiều dài chuyến bay; từ 1,99 USD đến 3,99 USD/tiếng.
Virgin Atlantic: 22,3 USD/chuyến bay.
Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu chưa bắt đầu cung cấp wifi trên máy bay. Đối thủ của Ryanair là EasyJet đang trong quá trình đàm phán để cung cấp wifi cho hành khách trên các chuyến bay của mình.
Bùi Giang