Trước đây 2 người từng có tình yêu gắn kết như keo sơn, nay bỗng chốc trở thành người xa lạ, khó có thể khơi thông tình cảm, thậm chí im lặng sống trong "chiến trạnh lạnh". Những cặp vợ chồng như vậy thật sự đã mắc phải "bệnh im lặng sau hôn nhân".
Cuộc sống hôn nhân vợ chồng bình thản, nhưng không đáng sợ, nhưng nếu nó ẩn chứa một tai họa tiềm tàng trong im lặng, điều đó mới đáng được coi trọng, "bệnh im lặng sau hôn nhân" là một tín hiệu cảnh báo. Hôn nhân không có nghĩa là chấm dứt tình yêu, hôn nhân là sự kéo dài tình yêu. Vợ chồng phải không ngừng phát triển và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp có được trước hôn nhân.
Người đàn ông mắc phải căn bệnh này thường thiếu tình cảm dịu dàng, họ cho rằng mình là "đấng nam nhi", không cần thiết và cũng không muốn bày tỏ tình cảm chân thực của mình. Thật ra, giữa vợ chồng không nên tính toán ai nên chủ động, ai nể nang, ai sỹ diện...
Nhiệt tình, chủ động bản thân nó đã là tôn trọng người mình yêu. Vợ chồng nên cùng nhau sáng tạo cuộc sống mới, tạo ra nhiều cơ hội giao lưu tình cảm, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình, lúc đó cuộc sống bình thản mới có thú vui vô tận. Xin đừng bao giờ để im lặng chôn vùi hôn nhân.
Bệnh "im lặng sau hôn nhân" thường được biểu hiện ở các hành vi sau:
1. Thường cảm thấy nói chuyện với chồng (vợ) là lãng phí thời gian, là vô ích, thích làm việc một mình, không muốn bàn bạc với chồng (vợ).
2. Cho rằng những lời nói đường mật trước hôn nhân, nay chỉ là những câu nói suông, dung tục, không sự thực.
3. Rất ít khi cùng chồng (vợ) thảo luận, trao đổi những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, rất ít khi hỏi xem chồng (vợ) cần gì.
4. Gặp phải mâu thuẫn cần tranh luận, kiên trì nguyên tắc của mình, không thỏa hiệp, cứng nhắc máy móc, không xử nhũn, nhường nhịn hoặc nhận sai lầm trước đối phương.
5. Mắc phải sai lầm không bao giờ chịu giải thích, cho rằng việc mình làm không ảnh hưởng gì đến gia đình, chẳng qua đối phương chỉ vô cớ làm ầm lên mà thôi.
6. Chồng (vợ) làm những việc tốt trong gia đình, mình lại coi thường, cho là không có gì ghê gớm, không đáng để vui mừng, thậm chí còn té tát, bốp chát, đả kích vài câu mới xong.
7. Gặp phải mâu thuẫn hoặc gia đình có vấn đề xảy ra, hai vợ chồng không chịu khó ngồi lại bình tĩnh trao đổi mà chỉ biết oán trách, chỉ trích lẫn nhau.
8. Khi chồng (vợ) tức giận, không biết an ủi, vỗ về động viên mà còn bỏ mặc phớt lờ.
9. Khi chồng (vợ) đang bàn luận nghĩ cách, mình lại tỏ ra không thèm để ý tới.
10. Có một vài việc trong lòng rất không vừa ý, nhưng lại không thể trao đổi thẳng thắn, cứ dựa dẫm chờ đối phương xét đoán, còn mình thì không quan tâm tới.
11. Khi 2 người ở bên nhau, thường cảm thấy vô vị, buồn chán; rất ít khi hỏi thăm xem vì sao chồng (vợ) luôn buồn rầu...
(Theo Phụ Nữ Việt Nam)