Gan là một cơ quan rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể, đảm bảo sự tiêu hóa bình thường của lá lách và dạ dày. Chỉ khi gan khỏe mạnh, cơ thể mới có thể hoạt động tốt hơn.
Trứng rất giàu protein chất lượng cao. Với những người mắc bệnh khô gan, các tế bào gốc bị tổn thương không thể tổng hợp đủ protein nên bổ sung bằng trứng là rất tốt. Hơn nữa, nhiều loại chất dinh dưỡng trong trứng có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào gan và giúp phục hồi bệnh.
Tuy nhiên, trứng cũng chứa nhiều cholesterol nên sẽ làm tăng gánh nặng cho gan đối với những người bị tổn thương gan. Trứng chứa nhiều amoniac, có thể gây ra một số nguy hiểm đối với người chức năng gan kém. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh gan có thể ăn trứng vừa phải, còn nếu đã phát triển xơ gan thì cần khống chế hàm lượng protein, ăn quá nhiều có thể gây biến chứng nặng hơn.
Trứng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng bạn cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều một lúc, mỗi ngày chỉ cần một đến hai quả là đủ, nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều một lúc, bởi dinh dưỡng từ một đến hai quả trứng mỗi ngày đã đủ cho cơ thể con người. Ăn nhiều hơn, cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều hơn. Và chú ý không ăn trứng với sữa đậu nành, vì cả hai đều là đạm và cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
Mặt khác, nếu không bị bệnh gan, cơ thể nhận được những lợi ích gì nếu bạn kiên trì ăn một quả trứng luộc mỗi ngày?
1. Bổ sung chất đạm
Protein trong trứng rất giống protein trong cơ thể chúng ta, nếu ăn thường xuyên có thể bổ sung protein, đặc biệt là trứng luộc/ hấp, giá trị dinh dưỡng trong trứng không bị mất đi quá nhiều, rất có ích cho sức khỏe. Nếu nam giới thường vận động cơ bắp, ăn trứng luộc mỗi ngày cũng có thể giúp rèn luyện cơ bắp.
2. Thúc đẩy phát triển trí tuệ
Ăn trứng luộc có thể thúc đẩy phát triển trí tuệ bởi trứng luộc rất giàu lecithin và protein trong lòng đỏ, đồng thời chứa một ít chất béo trung tính. Sau khi ăn trứng luộc, những chất dinh dưỡng trong trứng có thể được hấp thụ nhanh, giúp cải thiện hệ thần kinh, thúc đẩy trí tuệ phát triển và tăng cường trí nhớ, chống suy giảm trí nhớ cho người trung niên và cao tuổi.
3. Giúp giảm cân
Trứng rất giàu protein, có thể làm tăng tốc độ rỗng của dạ dày, tăng cảm giác no, có thể làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của đường tiêu hóa, giảm hấp thụ các loại thực phẩm khác.
4. Có lợi cho người mắc bệnh tim mạch
Vì hàm lượng cholesterol trong trứng tương đối cao nên nhiều người không thích ăn trứng. Nhưng thực tế so với thịt mỡ thông thường, hàm lượng cholesterol trong trứng không cao.
Với những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, ăn mỗi ngày một quả trứng gà có thể giúp hấp thu axit béo không no và phospholipid trong trứng, đồng thời có thể giảm cholesterol xấu trong cơ thể ở một mức độ nhất định, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
5. Bảo vệ thị lực
Trứng chứa nhiều lutein và zeaxanthin giúp chúng ta bảo vệ thị lực, cải thiện tình trạng mỏi mắt, giảm cận thị. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên hoặc những người ngồi làm việc trước máy tính hàng ngày, tốt nhất nên ăn trứng luộc chín.
Các loại trứng nào không nên ăn?
1. Trứng có lông
Trứng có lông là trứng bị nhiễm khuẩn salmonella, ký sinh trùng hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình ấp, khiến phôi nở ra ngừng phát triển và chết.
Ngoài ra, vì trứng có lông là trứng đã được thụ tinh nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào trứng cùng tinh dịch, khiến protein bị phân hủy và sinh ra các chất độc hại như hydro sunfua, amin và skatole. Do đó, bạn không được ăn trứng thối. Các chất có hại như amin và nitrit trong trứng thối có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn và nôn sau khi ăn.
2. Không nấu trứng quá lâu
Luộc trứng quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong trứng. Bạn nên nấu trứng trong khoảng 10 đến 15 phút.
3. Không ăn trứng để qua đêm
Trứng để qua đêm rất dễ sinh sôi vi khuẩn, có hại cho sức khỏe. Người có dạ dày không tốt nếu ăn trứng để qua đêm có thể bị khó chịu đường tiêu hóa, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)