Tập 15 cũng là tập cuối cùng của chuỗi "Hành trình vươn sắc - Beauty Talk" của Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu (EUPC) vừa lên sóng vào ngày 12/12, trên chuyên trang Ngôi sao. Góp mặt tại chương trình, bà Văn Thị Ngọc Hải - Chủ tịch EUPC Group và ông Nguyễn Quang Bang - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh, chia sẻ về hành trình đưa các sản phẩm dược mỹ phẩm châu Âu về Việt Nam.
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm
Bà Văn Thị Ngọc Hải cho biết để lựa chọn nguồn cung ứng hàng dược mỹ phẩm chất lượng, EUPC đưa ra nhiều tiêu chí. Cụ thể, nhà sản xuất phải có nhà máy tốt, dây chuyền sản xuất chất lượng, công nghệ hiện đại, phòng kiểm nghiệm, những tiêu chí này chứng tỏ những sản phẩm của họ mới có thể được kiểm soát nghiêm ngặt. Thêm vào đó là yếu tố về phát triển trên thị trường của nhà sản xuất, từ việc có được công thức bào chế tốt, họ mới tạo nên được sản phẩm có chất lượng và mang lại hiệu quả cho người dùng.
Ông Nguyễn Quang Bang cho biết thêm bên cạnh về vấn đề an toàn cho người sử dụng và hiệu quả của sản phẩm, nhà cung ứng cũng cần để ý tới xu hướng tiêu dùng. Hiện nay, người tiêu dùng thường có nhu cầu sử dụng những sản phẩm xanh, nguồn gốc thiên nhiên, thảo dược hoặc hữu cơ, tránh tối đa chất tổng hợp, hóa học; giảm thiểu sử dụng chất bảo quản. Do đó, doanh nghiệp cũng hướng vào việc lựa chọn những nhà sản xuất, thương hiệu có uy tín, cung cấp những sản phẩm xanh.
Những thách thức
Hai diễn giả cho biết quá trình nhập khẩu hàng từ châu Âu về Việt Nam trải qua rất nhiều thách thức. Đầu tiên là khoảng cách địa lý. Các doanh nghiệp thường sẽ nhập theo đường biển thay vì đường hàng không để tiết kiệm chi phí. Thời gian để hàng cập bến khá lâu, mất từ 4 đến 6 tháng. Nếu gặp rủi ro về thời tiết, chiến tranh... thời gian có thể kéo dài hơn, trong khi đó, sản phẩm chỉ có hạn sử dụng nhất định.
Ngoài ra, mỗi lần nhập hàng, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng số lượng để tránh tình trạng thiếu hàng hay thừa hàng khiến nguồn cung bị đứt gãy hoặc sản phẩm bị quá hạn sử dụng mà vẫn chưa bán hết, gây thiệt hại về kinh tế. Do đó, việc kiểm soát nguồn hàng tồn kho cũng là "vấn đề gây đau đầu" cho các nhà nhập khẩu bởi mỗi sản phẩm được nhập về theo số lượng, hạn sử dụng khác nhau. Doanh nghiệp cần có kho tàng bến bãi đủ rộng để dự trữ được lượng hàng ở ngưỡng an toàn, đảm bảo nguồn cung phù hợp. Đồng thời, với sản phẩm dược mỹ phẩm, khi bán tại các nhà thuốc, hạn sử dụng không dưới 12 tháng nên điều kiện bảo quản rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị biến đổi trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.
Khó khăn tiếp theo doanh nghiệp gặp phải là thực hiện cam kết với đối tác. "Trong quá trình hợp tác, nhà nhập khẩu phải cam kết về sản lượng, thời gian thanh toán... cũng như thực hiện rất nhiều cam kết khác giữa hai bên. Đó cũng là một thử thách lớn cho doanh nghiệp để có thể thực hiện mọi thỏa thuận", ông Bang cho biết.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng nguồn sản phẩm nhập về, doanh nghiệp Việt Nam cần phải trực tiếp gặp mặt đối tác để trao đổi, xem xét nhà máy, chất lượng dây chuyền, công nghệ sản xuất... Chi phí đi lại khá tốn kém bởi khoảng cách xa xôi.
Bà Hải cho biết đôi khi, khó khăn còn tới từ việc chọn lựa nhà sản xuất. Họ phải đảm bảo sở hữu dây chuyền công nghệ, nhà máy vận hành ổn định, nguồn cung nguyên liệu ổn định cũng như đảm bảo chất lượng... để đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng.
"Ở mỗi khâu, chúng tôi đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng theo thời gian, nhờ vào kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về đối tác, thị trường trong và ngoài nước, chúng tôi dần rút ra kinh nghiệm và vận hành mọi thứ trơn tru", Chủ tịch EUPC Group chia sẻ.
Am hiểu đối tác
Bà Hải cho biết nhờ có thời gian dài học tập ở Ba Lan, hiểu biết về nền văn hóa, thị trường cũng như thành thạo ngôn ngữ bản địa, bà có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn nhà sản xuất. Theo bà, để đảm bảo hợp tác lâu dài, đối tác phải có uy tín và đạo đức trong kinh doanh. Bởi không ít doanh nghiệp Việt nhập khẩu và phân phối hàng tại Việt Nam sau thời gian gây dựng thương hiệu, chỗ đứng thì gặp tình trạng bị đối tác "lấy lại thị trường" họ phải làm lại từ đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải đảm bảo được doanh số bán hàng.
"Chúng tôi rất may mắn khi chọn lựa được đối tác đáng tin cậy. Chúng tôi cũng có những sản phẩm bán chạy để đảm bảo doanh số cam kết với nhà sản xuất và giữ được thị trường Việt Nam", bà Hải tiết lộ.
Hiện tại, Ziaja là một trong những thương hiệu của Ba Lan có vị thế đáng kể tại Việt Nam. Khi lựa chọn thương hiệu này, bà Hải cùng các cộng sự đặt ra tiêu chí "sản phẩm phải an toàn và mang đến hiệu quả chăm sóc da tối ưu cho người dùng". Doanh nghiệp của bà Hải được tham gia quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu đầu vào tới khi ra thành phẩm nên đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt về mặt chất lượng. Sau khi sản phẩm được xuất xưởng, nhà sản xuất cũng phải kiểm tra chất lượng đối với từng lô sản xuất. Những sản phẩm Ziaja đều được kiểm nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả và kích ứng đối với người dùng. Thương hiệu từ Ba Lan tập trung vào chất lượng sản phẩm và có giá bán phải chăng. Nhờ đó, thời gian qua các sản phẩm của thương hiệu này được người tiêu dùng Việt Nam ở nhiều lứa tuổi đón nhận.
Để cung cấp được nguồn sản phẩm chất lượng cũng như đảm bảo thực hiện đúng cam kết về sản lượng tiêu thụ, EUPC cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin về thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng; thị trường nhập khẩu... Điều này cũng giúp cả hai có được những sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thị trường.
Bên cạnh nhà sản xuất và sản phẩm uy tín, chất lượng, EUPC còn sở hữu một kho tàng bến bãi rộng rãi, không chỉ có khả năng lưu trữ lượng hàng lớn mà còn đảm bảo bảo quản sản phẩm tốt trước thời tiết, môi trường... cũng như những yếu tố tác động bên ngoài nhằm tránh nguồn cung bị đứt gãy và đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm chuẩn chất lượng. Các sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường đều có nhãn phụ, tem chống hàng giả, mã QR Code để khi có bất kỳ phản hồi nào của khách hàng liên quan tới chất lượng, doanh nghiệp đều có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Chia sẻ về định hướng trong tương lai, Chủ tịch EUPC Group cho biết bà vẫn tiếp tục chọn Ba Lan làm nguồn cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm tại Việt Nam. Bởi theo bà, chỉ khi có sự hiểu biết đầy đủ về nhà sản xuất, cung ứng thì mới chọn được sản phẩm chất lượng. Ngoài ra, bà cũng hướng đến những sản phẩm xanh để đáp ứng xu hướng tiêu dùng của người hiện đại, trong đó sử dụng bao bì dễ phân hủy.
Ông Nguyễn Quang Bang tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 1987. Sau đó, ông được phân công về làm ở Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh (tiền thân là doanh nghiệp nhà nước). Từ năm 2002 đến nay, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Dược phẩm Bắc Ninh. Trong lĩnh vực dược phẩm, ông có hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu. Ông từng được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của các cơ quan ban ngành.
Bà Văn Thị Ngọc Hải, Chủ tịch Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu (EUPC Group), từng có nhiều năm du học tại Ba Lan, ngành công nghệ sinh học tại trường Đại học Tổng hợp Vácsava. Bà có hơn 20 năm làm việc trong ngành dược mỹ phẩm.
Xem tập 15 Beauty Talk tại đây.
Hải My
"Beauty Talk" do chuyên trang Ngoisao.net và Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu (EUPC Group) phối hợp tổ chức. Chương trình gồm 15 tập, phát sóng mỗi tuần một tập. Qua từng tập, người xem sẽ có được những kiến thức chuyên môn bổ ích về chăm sóc sức khỏe làn da, làm đẹp, với sự tư vấn của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đang làm việc tại các bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam hiện nay. Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu - EUPC Group hiện là nhà cung ứng nhiều mặt hàng dược mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của tập đoàn nhập khẩu trực tiếp từ Liên minh châu Âu và được phân phối độc quyền tại Việt Nam trong hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, các vấn đề về da, thẩm mỹ nội khoa và chăm sóc cho da, tóc, móng. |