1. Chai nhựa hoặc chai nước giải khát
Nếu chai nhựa hoặc chai nước giải khát làm bằng nhựa được đậy kín và tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, áp suất bên trong có thể tăng lên đáng kể, cuối cùng dẫn đến nổ và giải phóng chất lỏng nguy hiểm.
2. Bình xịt
Các loại bình xịt khí nén như nước xịt phòng hoặc bình xịt đánh bóng ôtô là những vật dụng nguy hiểm không nên để bên trong ôtô khi thời tiết nóng. Khi nhiệt độ trong xe tăng, áp suất trong bình xịt cũng có thể tăng cao nhanh chóng. Nếu áp suất vượt quá giới hạn bình, bình có thể bị nổ và gây cháy. Để tránh nguy cơ này, hãy bảo quản bình xịt khí ở nơi thoáng mát và an toàn.

Bình xịt khí nén có thể bị nổ nếu áp suất bên trong vượt quá giới hạn chịu nhiệt của bình. Ảnh: Adobe Stock
3. Quần áo hoặc khăn ướt
Để quần áo hoặc khăn ướt trong ôtô khi thời tiết nóng có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm phát triển. Độ ẩm còn sót lại trên quần áo hoặc khăn ướt có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sinh sôi. Ngoài ra, quần áo hoặc khăn ướt để trong ôtô cũng có thể sinh ra mùi khó chịu.
4. Đồ uống đóng hộp
Nhiều người có thói quen để nước ngọt hoặc đồ uống đóng hộp trong ôtô. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là nước ngọt đóng hộp chưa mở có khả năng phát nổ do nhiệt độ cao. Đồ uống có ga có không khí được nén bên trong, khi tiếp xúc với nắng nóng, nhiệt độ của lon nhôm tăng lên, dẫn đến nhiệt độ chất lỏng bên trong cũng tăng, gây nguy cơ phát nổ.
5. Bật lửa
Bật lửa gas sẽ trở thành là vật dụng cực kỳ nguy hiểm khi để trong ôtô dưới thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ quá cao có thể khiến bật lửa gas phát nổ, dẫn đến hỏa hoạn có thể làm hỏng xe hoặc thậm chí gây hại cho người sử dụng. Để tránh nguy cơ cháy nổ, hãy luôn đảm bảo mang theo bật lửa khi ra khỏi xe.
6. Thực phẩm hoặc đồ uống dễ hỏng
Để thức ăn hoặc đồ uống dễ hỏng bên trong ôtô khi thời tiết nóng dễ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và lây lan mùi khó chịu. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình hư hỏng của thực phẩm và đồ uống, tạo ra một môi trường mất vệ sinh bên trong ôtô. Vì thế, luôn đảm bảo làm sạch và loại bỏ đồ ăn hoặc đồ uống không sử dụng ra khỏi ôtô sau khi sử dụng.
7. Thiết bị pin lithium
Bản chất hóa học của pin lithium là có nguy cơ nổ và gây cháy trong môi trường nhiệt độ cao. Ngay cả khi hỏa hoạn không xảy ra, tuổi thọ của sản phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Vì thế, nên tránh để các thiết bị có pin lithium trên xe hơi, nhất là dưới trời nắng nóng.
Hướng Dương (Theo Wuling, Sohu)