1. Đánh răng không đúng cách
Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn đang không có thói quen này, đây là một số lời khuyên:
- Tần suất đánh răng phụ thuộc vào loại bàn chải bạn đang dùng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị sử dụng bàn chải điện để có kết quả tốt nhất. Những bàn chải này hiệu quả hơn trong việc loại bỏ sự tích tụ mảng bám so với bàn chải thủ công vì chúng rung và xoay ở tốc độ cao. Điều này giúp kích thích nướu và loại bỏ mảng bám ở những nơi thức ăn bị tích tụ giữa các răng (còn gọi là làm sạch kẽ răng). ADA cũng cho biết nếu bạn không có điều kiện dùng bàn chải điện, có thể làm sạch răng theo cách thủ công với kem đánh răng có fluoride, miễn bạn đảm bảo không bỏ sót bất kỳ điểm nào.
- Có nhiều loại kem đánh răng đem lại tác dụng khác nhau, một số làm trắng răng trong khi những loại khác giúp ngăn ngừa sâu răng. Một số loại có vị bạc hà tươi trong khi số khác vị như trái cây nhẹ. Cũng có loại kem đánh răng chứa hóa chất dành riêng cho răng nhạy cảm. Bạn có thể dùng loại nào theo sở thích, miễn là kem đánh răng của bạn chứa fluoride.
- Bàn chải đánh răng mềm ít gây tổn thương cho mô nướu. Đánh răng quá mạnh có thể làm hỏng mô nướu và gây tụt nướu, làm lộ chân răng, bao gồm cả bề mặt chân răng được bao phủ bởi men răng. Cách tốt nhất để tránh điều này là sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm có đầu nhỏ.
2. Không dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa không chỉ để lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng mà còn làm sạch xung quanh viền nướu, nơi vi khuẩn tích tụ và gây hôi miệng (còn được gọi là chứng hôi miệng). Tuy nhiên, nhiều người không dùng chỉ nha khoa thường xuyên vì cảm thấy nhàm chán hoặc khó thực hiện đúng cách. Nếu điều này đúng với bạn, hãy sử dụng tăm xỉa răng thay vì chỉ nha khoa truyền thống. Chúng dễ sử dụng hơn so với chỉ nha khoa truyền thống.
3. Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
Hút thuốc và nhai thuốc lá là hai trong số những thói quen tồi tệ nhất ảnh hưởng đến răng miệng. Chúng đều gây ra các bệnh về nướu, không có lợi cho răng của bạn. Ngoài ra, hút thuốc còn gây sâu và rụng răng. Các hóa chất trong khói thuốc cũng dẫn đến hôi miệng và ố vàng răng, trong khi nhai thuốc lá gây sâu răng và ung thư miệng.
4. Ăn kẹo cứng, kẹo bơ caramen và bỏng ngô
Các nha sĩ khuyến nghị kẹo cứng có thể làm hỏng răng, khiến bạn dễ bị sâu răng hơn. Đường trong kẹo cứng cũng gây sâu răng. Kẹo bơ caramen cứng và hạt bỏng ngô cũng không phải gợi ý phù hợp nếu muốn có một nụ cười đẹp, khỏe mạnh. Những thực phẩm này cứng đến mức chúng có thể gây sứt mẻ răng, thậm chí làm gãy răng của bạn.
5. Ăn thực phẩm có tính axit
Tránh các loại thực phẩm có tính axit ăn mòn men răng, chẳng hạn như trái cây và nước trái cây họ cam quýt, cà chua và nước uống thể thao. Những thực phẩm và đồ uống này có thể ăn mòn men răng của bạn nếu tiêu thụ thường xuyên. Khi men răng bị xói mòn, nó sẽ để lộ lớp ngà xỉn màu bên dưới và răng của bạn trông sẫm màu và vàng hơn. Tẩy trắng sẽ không giúp làm sáng những chiếc răng đã bị mòn. Cách duy nhất để khắc phục là bọc răng sứ.
6. Uống ít nước
Nước là thức uống tốt nhất cho cơ thể vì nó giúp giữ cho răng và lợi của bạn khỏe mạnh. Nếu không uống đủ nước, miệng sẽ bị khô và tiết ra ít nước bọt hơn. Việc giảm tiết nước bọt ảnh hưởng đến cách vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, kết quả là bạn bị sâu răng và mắc bệnh nha chu.
Để tránh tình trạng khô miệng, nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ điều này, hãy mang theo một chai nước và uống vài giờ một lần trong ngày.
7. Không gặp nha sĩ thường xuyên
Việc thăm khám răng thường xuyên giúp nha sĩ phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều trị cho bạn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hoặc đau đớn hơn. Bỏ lỡ các lần khám định kỳ đồng nghĩa bạn có thể không được điều trị cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Điều này có thể gây tốn thời gian và chi phí hơn. Vì thế, hãy gặp nha sĩ sáu tháng một lần và thường xuyên hơn nếu họ đề nghị.
Hướng Dương (Theo Scitech Daily)