

Ốc đảo rộng hơn 1,5 ha nằm giữa hồ thủy điện Khe Diên, xã Quế Ninh, (huyện Nông Sơn) hình thành năm 2006, khi con sông chạy qua khu vực này được ngăn dòng để làm nhà máy thủy điện.
Ông Mai Văn Hào, 61 tuổi, dựng nhà sống trên gò đất này từ năm 2003, trước khi sông Nông Sơn được ngăn dòng. "Đập thủy điện được xây lên, nơi tôi ở trở thành ốc đảo giữa mênh mông nước, nhưng đã sống quen ở đây rồi nên không muốn chuyển đi nữa", ông Hào nói.
Ốc đảo rộng hơn 1,5 ha nằm giữa hồ thủy điện Khe Diên, xã Quế Ninh, (huyện Nông Sơn) hình thành năm 2006, khi con sông chạy qua khu vực này được ngăn dòng để làm nhà máy thủy điện.
Ông Mai Văn Hào, 61 tuổi, dựng nhà sống trên gò đất này từ năm 2003, trước khi sông Nông Sơn được ngăn dòng. "Đập thủy điện được xây lên, nơi tôi ở trở thành ốc đảo giữa mênh mông nước, nhưng đã sống quen ở đây rồi nên không muốn chuyển đi nữa", ông Hào nói.

Ngôi nhà gỗ ba gian, nằm sát mép nước là nơi ông Hào sinh sống. Xung quanh nhà ông là những cánh rừng thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn.
Ông Mai Văn Dưỡng - Phó giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn - cho biết trước đây lực lượng chức năng thường xuyên truy quét, xử lý tháo dỡ các lán trại dựng trái phép trong khu bảo tồn. "Tuy nhiên, ông Mai Văn Hào là trường hợp đặc biệt, do đã cư trú tại đây trước khi Ban quản lý được thành lập và có sự hợp tác tốt với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng", ông Dưỡng cho hay.
Ngôi nhà gỗ ba gian, nằm sát mép nước là nơi ông Hào sinh sống. Xung quanh nhà ông là những cánh rừng thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn.
Ông Mai Văn Dưỡng - Phó giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn - cho biết trước đây lực lượng chức năng thường xuyên truy quét, xử lý tháo dỡ các lán trại dựng trái phép trong khu bảo tồn. "Tuy nhiên, ông Mai Văn Hào là trường hợp đặc biệt, do đã cư trú tại đây trước khi Ban quản lý được thành lập và có sự hợp tác tốt với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng", ông Dưỡng cho hay.

Ông Mai Văn Hào quê ở huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), di cư vào huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) khai thác vàng năm 1999. Ở quê, ông có vợ và ba người con. Sau nhiều năm khai thác vàng không thành công, ông tính về quê nhưng gặp chuyện buồn gia đình nên quyết định ở lại Quảng Nam. Theo chân một người bạn, ông đến xã Quế Ninh (huyện Nông Sơn) dựng lều bên sườn núi giăng câu, thả lưới bắt cá, sống một mình biệt lập với thế giới bên ngoài.
Ông Mai Văn Hào quê ở huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), di cư vào huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) khai thác vàng năm 1999. Ở quê, ông có vợ và ba người con. Sau nhiều năm khai thác vàng không thành công, ông tính về quê nhưng gặp chuyện buồn gia đình nên quyết định ở lại Quảng Nam. Theo chân một người bạn, ông đến xã Quế Ninh (huyện Nông Sơn) dựng lều bên sườn núi giăng câu, thả lưới bắt cá, sống một mình biệt lập với thế giới bên ngoài.

Ốc đảo nơi ông Hào sinh sống cách đường Đông Trường Sơn gần một km song chỉ có thể đi lại bằng ghe. Trong năm có hai tháng nước cạn, ông có thể đi ra ngoài bằng đường bộ khoảng 2 km ven lòng hồ.
Lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn voi Nông Sơn xác nhận ông Hào làm nghề đánh cá mưu sinh, cuộc sống hàng ngày không làm ảnh hưởng đến rừng của khu bảo tồn. "Lâu nay Ban quản lý chưa thành lập được trạm chốt trên lòng hồ, nên chúng tôi nhờ ông Hào trông coi ghe để tuần tra. Ngoài ra, khi phát hiện ai đến xâm hại rừng, ông Hào đều thông tin ngay cho lực lượng chức năng vào xử lý", ông Mai Văn Dưỡng nói.
Ốc đảo nơi ông Hào sinh sống cách đường Đông Trường Sơn gần một km song chỉ có thể đi lại bằng ghe. Trong năm có hai tháng nước cạn, ông có thể đi ra ngoài bằng đường bộ khoảng 2 km ven lòng hồ.
Lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn voi Nông Sơn xác nhận ông Hào làm nghề đánh cá mưu sinh, cuộc sống hàng ngày không làm ảnh hưởng đến rừng của khu bảo tồn. "Lâu nay Ban quản lý chưa thành lập được trạm chốt trên lòng hồ, nên chúng tôi nhờ ông Hào trông coi ghe để tuần tra. Ngoài ra, khi phát hiện ai đến xâm hại rừng, ông Hào đều thông tin ngay cho lực lượng chức năng vào xử lý", ông Mai Văn Dưỡng nói.

Ba năm trước, ông Hào kết thân với bà Mai Thị Ba, 56 tuổi, rồi rủ về sống cùng cho "vui cửa, vui nhà". Trên ốc đảo chỉ một điểm có sóng điện thoại, nên hai người phải treo di động trong hộp để bắt sóng.
Ba năm trước, ông Hào kết thân với bà Mai Thị Ba, 56 tuổi, rồi rủ về sống cùng cho "vui cửa, vui nhà". Trên ốc đảo chỉ một điểm có sóng điện thoại, nên hai người phải treo di động trong hộp để bắt sóng.

Ông Hào và bà Ba nuôi đàn gà để bổ sung thực phẩm. "Gần đây có nhiều người biết trên ốc đảo có người ở nên lên chơi. Gà ngoài cung cấp trứng còn được bán cho khách", bà Ba nói.
Ông Hào và bà Ba nuôi đàn gà để bổ sung thực phẩm. "Gần đây có nhiều người biết trên ốc đảo có người ở nên lên chơi. Gà ngoài cung cấp trứng còn được bán cho khách", bà Ba nói.
Hàng tháng, ông Hào ra ngoài hai lần để mua nước mắm, muối, rau xanh.
Ông Hào sắm bộ đồ nghề để tự sửa máy nổ, ghe thuyền mỗi khi hư hỏng.

Hàng ngày, ông chèo ghe ra lòng hồ thả lưới bắt cá chép, rô phi và giăng câu bắt cá chình. "Nhiều hôm may mắn có thể kiếm được mẻ cá chình tiền triệu", ông nói.
Hàng ngày, ông chèo ghe ra lòng hồ thả lưới bắt cá chép, rô phi và giăng câu bắt cá chình. "Nhiều hôm may mắn có thể kiếm được mẻ cá chình tiền triệu", ông nói.
Đêm xuống, không có điện lưới nên ông Hào chạy máy nổ phát điện thắp sáng ngôi nhà.

Buổi tối bình yên trong ngôi nhà nhỏ giữa ốc đảo. "Mấy năm gần đây, các con ở quê thành đạt bảo tôi về nhưng tôi từ chối vì đã quen cuộc sống giữa lòng hồ", ông Hào chia sẻ và cho hay sẽ ở đây đến khi nào Ban quản lý khu bảo tồn cho phép. Sau này nếu phải dọn nhà lên bờ, ông cũng chỉ sống ở gần khu vực này.
Buổi tối bình yên trong ngôi nhà nhỏ giữa ốc đảo. "Mấy năm gần đây, các con ở quê thành đạt bảo tôi về nhưng tôi từ chối vì đã quen cuộc sống giữa lòng hồ", ông Hào chia sẻ và cho hay sẽ ở đây đến khi nào Ban quản lý khu bảo tồn cho phép. Sau này nếu phải dọn nhà lên bờ, ông cũng chỉ sống ở gần khu vực này.

Sáng hôm sau, bà Ba chèo ghe gỡ cá đem đi bán. "Trong năm, khi nước lòng hồ khô cạn hoặc thời điểm mưa lũ, chúng tôi đánh bắt được nhiều, thu nhập vài trăm nghìn đồng, có ngày hơn triệu đồng", bà Ba nói.
Sáng hôm sau, bà Ba chèo ghe gỡ cá đem đi bán. "Trong năm, khi nước lòng hồ khô cạn hoặc thời điểm mưa lũ, chúng tôi đánh bắt được nhiều, thu nhập vài trăm nghìn đồng, có ngày hơn triệu đồng", bà Ba nói.
Sơn Thủy